Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018

Tai biến mạch máu não - Cách sơ cứu nhanh nhất

Tai biến mạch máu não có những triệu chứng như: đi không vững, buồn nôn, không kiềm chế được ý thức... Nếu như không được phát hiện kịp thời, người bệnh sẽ bị nguy hiểm. Vậy nếu gặp người bị tai biến, trong trường hợp này bạn nên xử lý và sơ cứu tai biến mạch máu như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cách xử trí tai biến mạch máu não tại nhà

Bệnh nhân bị tai biến mạch máu não thường có các triệu chứng như:
– Cơ thể bị mất thăng bằng, không đứng vững, ngã ra nền.
– Đột nhiên tầm nhìn bị hạn chế, mắt mờ và tối hẳn, nhìn mọi vật bị nhân ra, có cảm giác như có ruồi bay trước mặt.
– Đau đầu dữ dội có thể kèm buồn nôn, chóng mặt, không có ý thức, hay quên, mất định hướng về thời gian và không gian.
xu-tri-tai-bien-mach-mau-nao-tai-nha
Khi gặp những trường hợp này có thể xử trí tai biến mạch máu não tại nhà như sau:
– Khi người bệnh có dấu hiệu bị đột quỵ, cần đỡ người bệnh nằm xuống tránh bị ngã dẫn đến trấn thương trên cơ thể.
– Nên tìm chỗ thoáng mát, có không khí cho người bệnh nằm, đặt nghiêng đầu về một bên và móc đờm cho bệnh nhân dễ thở.
– Nới rộng quần áo, tháo thắt lưng nếu có để bệnh nhân dễ thở hơn. Xem sắc mặt, hỏi một số câu hỏi xem bệnh nhân có đủ tỉnh táo hay không. Liên tục nhắc bệnh nhân hít thở sâu.
– Nếu người bệnh lên cơn động kinh, co giật thì để cả cơ thể nằm nghiêng, cho vật cán để tránh bệnh nhân cắn lưỡi.
– Xử trí tai biến mạch máu não tại nhà bằng cách làm hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt khi bệnh nhân có dấu hiệu bất tỉnh, ngưng thở.
– Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi ngay cho xe cứu thương.
– Tránh di chuyển bệnh nhân nhiều có thể làm bệnh tình trở nặng hơn
– Không cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào, không xoa bóp, chỉ để bệnh nhân nằm một chỗ cho đến khi đưa đi cấp cứu.
Lưu ý: khi bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ cần xử trí tai biến mạch máu não tại nhà như trên và theo dõi biến động của bệnh nhân từng phút cho đến khi đưa đi cấp cứu. Cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm nhất và nhanh nhất có thể chứ không chờ xem cơn bệnh có hết hay không, vì chỉ chậm thời gian một chút cũng có thể khiến bệnh nhân bị tổn thương não và gây ra những khuyết tật vĩnh viễn.

Tai biến mạch máu não là bệnh lý không thể xem thường. Bệnh nhân khi lên cơn đột quỵ có thể bị liệt, hôn mê sâu, thậm chí là tử vong khi mức độ tổn thương não quá lớn. Vì vậy, nên biết cách xử trí tai biến mạch máu não tại nhà để đề phòng cho người thân và cho chính bản thân mình.

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

Thuốc Migraine có an toàn và hiệu quả không ?

Đau nửa đầu nên sử dụng loại thuốc nào ? Một sợi ý cho bạn là thuốc Migraine. Vậy Migraine có công dụng thế nào, cách dùng ra sao chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé 

1. Thuốc Migraine có những loại nào và tác dụng từng loại?

Đau nửa đầu Migraine thường là những cơn đau một bên, kéo dài từ 4h-72h kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, sợ ánh sáng, tiếng ồn.
Đối với những bệnh nhân đau nửa đầu mãn tính thì điều trị bằng thuốc gần như là bắt buộc. Việc điều trị bệnh sớm sẽ giúp bệnh không trở nặng và giảm cơn đau nhanh chóng. Các loại thuốc Migraine được sử dụng để chữa bệnh đau nửa đầu Migraine bao gồm:
– Paracetamol: đây là thuốc giảm đau có thể dùng không theo kê đơn, áp dụng cho những bệnh nhân bị đau đầu nhẹ và trung bình. Có thể sử dụng paracetamol hoặc aspirin, ibuprofen và các loại thuốc giảm đau khác để giảm đau và căng thẳng. Thuốc có thể dùng không theo kê đơn và giảm đau nhanh nhưng lại không có tác dụng điều trị bệnh dứt điểm.
thuoc-migraine
– Thuốc giảm đau kết hợp với các loại thuốc chống nôn: vì bệnh đau nửa đầu Migraine thường đi kèm với triệu chứng chóng mặt, buồn nôn nên cần kết hợp thuốc migraine với thuốc chống nôn để làm giảm triệu chứng gây khó chịu. Ngoài ra, khi bị đau nửa đầu thì dạ dày cũng hoạt động kém đi mà trong các thuốc chống buồn nôn như metoclopramide thường có tác dụng làm tăng cường tiêu hóa dạ dày rất tốt. Những loại thuốc này nên uống sớm khi bắt đầu có triệu chứng đau nửa đầu Migraine thì sẽ cho tác dụng tốt hơn.
– Thuốc chống trầm cảm ba vòng cũng là loại thuốc chống đau nửa đầu Migraine hiệu quả. Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc này cần theo kê đơn từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng vì thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ. Thuốc có tác dụng hiệu quả nhất khi điều trị đau nửa đầu song song với trầm cảm.

2. Ngoài thuốc Migraine cần làm gì để điều trị đau nửa đầu?

Ngoài các loại thuốc Migraine điều trị đau nửa đầu thì có thể kết hợp với các giải pháp sau để hiệu quả chữa bệnh cao hơn:
– Dùng thuốc đông y hoặc thảo dược chữa bệnh: những loại thuốc này có tác dụng cắt cơn đau hiệu quả lại an toàn, không lo tác dụng phụ. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này cũng lưu ý, tìm hiểu rõ nguồn gốc và công dụng của nó.
– Bên cạnh việc uống thuốc, bệnh nhân cũng cần luyện tập để nâng cao sức khỏe, chống lại các bệnh lý khác là căn nguyên gây đau đầu.
– Ăn uống khoa học, đúng giờ, không bỏ bữa
– Giữ cho tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh stress, áp lực về công việc hay trong cuộc sống
>> Có thể bạn quan tâm: Đau nửa đầu vai gáy là gì?

Những loại thuốc Migraine có tác dụng giảm đau đầu và hỗ trợ điều trị bệnh dứt điểm hiệu quả. Khi sử dụng thuốc cần lưu ý phải khám chữa và dùng thuốc theo kê đơn từ bác sĩ.

Đau nửa đầu bên trái phía sau có nguy hiểm không ?

Đau nửa đầu bên trái phía sau là căn bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống cũng như công việc của bạn. Vậy nguyên nhân dẫn đến chứng đau nửa đầu bên trái phía sau do đâu và cách khắc phục thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Đau nửa đầu trái phía sau là do đâu?

Đau nửa đầu trái phía sau có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
– Triệu chứng của bệnh đau nửa đầu Migraine: đây là căn bệnh phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Người bệnh thường bị đau đầu dữ dội kéo dài với tuần suất ngày càng nhiều, đau lan ra các vùng khác như cổ, trán, vai gáy.
dau-nua-dau-trai-phia-sau
– Do bị rối loạn tiền đình: biểu hiện là những con đau đầu sau gáy kèm theo triệu chứng buồn nôn, choáng váng đầu óc. Căng nguyên sâu xa là do thiếu máu lên não, streess, căng thẳng kéo dài, ăn uống không khoa học, huyết áp thấp,…
– Đau nửa đầu trái phía sau còn có thể do thiếu máu lên não, có khối u não chèn ép khiến máu không được lưu thông nhịp nhàng.
– Một nguyên nhân khá quan trọng nữa là do thoái hóa đốt sống cổ. Bệnh thường kèm theo các triệu chứng là đau mỏi vai gáy, những cơn đau nửa đầu trái phía sau liên tục xuất hiện và đau hơn khi vận động.
>> Xem thêm: Đau nửa đầu trái sau sinh phải làm sao?

2. Cách khăc phục tình trạng đau nửa đầu trái phía sau

Để khắc phục tình trạng đau nửa đầu trái phía sau, có thể áp dụng những giải pháp sau đây:
– Phương pháp tự nhiên: có ưu điểm là dễ làm, từ từ thuyên giảm các cơn đau nửa đầu.
+ Massage: những động tác massage vùng bị đau cùng với cổ và vai gáy có hiệu quả giảm đau mỏi rất tốt. Ngoài ra có thể kết hợp massage với châm cứu để trị liệu được hiệu quả hơn.
+ Sinh hoạt lành mạnh: xây dựng chế độ ăn uống khoa học, không bỏ bữa, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các chất bổ máu, giúp máu lưu thông tốt hơn. Khi làm việc nên giữ tư thế ngồi chuẩn, thời gian làm việc quá 4 tiếng nên để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn, vận động đi lại chứ không nên ngồi mãi một chỗ.
+ Tập thể dục, thể thao tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể dẻo dai, tránh được các bệnh lý liên quan đến thoái hóa đốt sống cổ.
Phương pháp trị liệu y học: có ưu điểm là chữa trị bệnh nhanh, hiệu quả, điều trị dứt điểm cơn đâu
+ Với phương pháp này, bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân gây đau nửa đầu trái phía sau. Mỗi nguyên nhân sẽ có những cách khắc phục y học khác nhau.
+ Bác sĩ sẽ có giải pháp trị liệu phù hợp thường là dùng thuốc để làm cơn đau thuyên giảm dần sau đó kết hợp điều trị dứt điểm bệnh
+ Có thể sử dụng các loại thuốc đông y kết hợp nhưng phải theo sự theo dõi và chỉ định từ bác sĩ.

Bệnh đau nửa đầu trái phía sau không quá nguy hiểm nhưng cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hằng ngày của bạn. Vì thế điều trị bệnh sớm là điều nên làm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

Nguyên nhân rối loạn cảm họng

Loạn cảm họng là chứng bệnh rối loạn về cảm giác khi mà người bệnh luôn cảm thấy như có một vật gì vướng trong họng mà không thể khạc nhổ ra, khi nuốt cũng thấy khó chịu. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về chứng rối loạn cảm giác họng này qua bài viết sau đây.

1. Loạn cảm họng là gì? Loạn cảm họng có phải đau họng không?

Loạn cảm là một loại bệnh rối loạn nguyên nhân có thể bởi nhiều bệnh lý khác. Khi mắc chứng loạn cảm họng, người bệnh thường cảm thấy như có vật gì mắc trong cổ họng. Nhưng khi ăn uống thì lại không thấy cảm giác này. Bình thường chỉ cần nuốt nước bọt cũng thấy ngứa hóng hay khó chịu.
loan-cam-hong
Loạn cảm họng có thể là do rối loạn chức năng dạ dày, viêm xoan, rối loạn nối tiết tố thời kỳ tiền mãn kinh, bị stress. Với nam giới thì thường do uống rượu, hút thuốc nhiều.
Một số người bị rối loạn cảm họng nặng thương bị căng tức bụng, hay cáu gắt, tức giận, ợ hơi,… Nhưng khi xét nghiệm và chẩn đoán lâm sàng thì lại rất bình thường, họng không có vấn đề gì khác biệt. Nhiều người thường nhầm lẫn loạn cảm họng với đau họng vì có triệu chứng khá giống nhau. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm, đây là hai bệnh lý khác nhau hoàn toàn.
>> Tham khảo: Triệu chứng khi bị rối loạn cân bằng nước điện giải

2. Khi bị loạn cảm họng phải làm sao?

Bệnh là triệu chứng liên quan nhiều đến bệnh lý vì thế khi có dấu hiệu, triệu chứng ở họng mà không phải do đau họng. Bạn nên đến khám bác sĩ để được kê đơn thuốc điều trị bệnh sớm nhất có thể. Một số loại thuốc được chỉ định dùng trong chữa loạn cảm họng là:
– Chữa loạn cảm họng bằng các loại thuốc chữa rối loạn chức năng dạ dày như các loại thuốc kháng axit (Gastro pulgite, Gastrogen, Polysilane,..), các loại thuốc bài tiết axit (Cimétidine, Ranitidine, Lanzoprazone,…), thuốc điều hòa co bóp dạ dày (Dompéridone, Débridat, Prepulsid)
– Loạn cảm họng do thay đổi nội tiết tố thời kỳ tiền mãn kinh thì có thể sử dụng trà linh chi và một số loại thuốc giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể theo kê đơn từ bác sĩ.
Những loại thuốc chữa loạn cảm giác họng kể trên chỉ được dùng theo chỉ định, kê đơn từ bác sĩ với liều lượng cụ thể sau khi đã khám và chẩn đoán lâm sàng bệnh. Ngoài ra, người bệnh nên kiêng cữ với rượu bia, thuốc là và đồ ăn cay nóng.

Loạn cảm họng không phải là bệnh đau họng nhưng cũng không có gì quá nguy hiểm. Bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được khi bạn đến khám bệnh tại bệnh viện sớm khi có các triệu chứng ban đầu.

Đau đầu bên phải và nhức mắt là bệnh gì ?

Chứng đau nửa đầu bên phải và nhức mắt có thể là triệu chứng của các bệnh như tật khúc xạ, rối loạn điều tiết, bị viêm nhiễm mắt,… và một số bệnh lý khác liên quan đến não bộ và hệ thần kinh. Bệnh có nguy hiểm không và có cách nào điều trị?

Đau nửa đầu bên phải và nhức mắt là do đâu?

Đau nửa đầu bên phải và nhức mắt có thể do một số bệnh lý về não bộ hoặc do mắt gây ra như sau:
dau-nua-dau-ben-phai-va-nhuc-mat
– Đau nửa đầu bên phải và nhức mắt do bệnh lý về não bộ:
Đau nửa đầu bên phải thường kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, cơn đau kéo dài từ 4-72 tiếng đồng hồ, những cơn đau giật thành từng cơn và nặng hơn khi hoạt động. Người bệnh trở nên sợ ánh sáng, âm thanh.
+ Đau nửa đầu bên phải cũng có thể do bệnh lý đau dây thần kinh chẩm với những cơn đau bỏng rát và lan ra phía sau hay lan dọc lên hai bên đầu.
+ Đau nửa đầu bên phải do u não gây ra. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, những khối u ngày càng phát triển chèn ép các dây thần kinh bên trong não dẫn đến sự suy nhược cơ thể, đau nhức mắt, mắt không nhìn rõ. U ác tính thì tình trạng còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.
– Đau nửa đầu bên phải và nhức mắt do các bệnh lý về mắt:
+ Tật khúc xạ: bao gồm cận thị, viễn thị và loạn thị. Các loại tật anyf khiến mắt phải điều tiết thường xuyên dẫn đến tình trạng mỏi mệt, chóng mặt và đau đầu. Nếu không được khắc phục sớm có thể khiến hiện tượng đau đầu nhức mắc tăng lên, không thể tập trung học tập và làm việc.
+ Rối loạn điều tiết: là sự rối loạn của các thành phần tham gia vào quá trình điều tiết hệ thần kinh và thủy tinh thể khiến bạn bị đau nửa đầu bên phải và nhức mắt.
>> Thường xuyên đau nửa đầu bên trái là dấu hiệu của bệnh gì >> Xem thêm

Đau nửa đầu bên phải và nhức mắt nguy hiểm không? Cách khắc phục

Đau nửa đầu bên phải và nhức mắt không nguy hiểm đến sức khỏe quá nhiều, nhưng cũng không thể không điều trị bệnh sớm, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, về lâu dài khiến sức khỏe giảm sút. Vậy làm sao để khắc phục căn bệnh này.
Giải pháp cần thiết khi bị đau nửa đầu và nhức mắt là cần đi khám chuyên khoa ngay để xác định nguyên nhân gây bệnh. Nếu là bệnh lành tính có thể điều trị tại nhà thì không sao. Nhưng nếu là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm như u não thì bạn cần phải làm phẫu thuật sớm để đảm bảo sức khỏe. Điều trị bệnh do các bệnh lý về não bộ gây ra thì có thể uống thuốc và nghỉ ngơi thư giãn hợp lý. Đối với các bệnh lý về mắt như tật khúc xạ thì nên lưu ý điều chỉnh độ kính phù hợp với mắt, khi mắt phải làm việc trong thời gian dài, nên để cho mắt được nghỉ ngơi. Với rối loạn điều tiết thì có thể dùng thuốc nhỏ mắt đều đặn 3-4 lần/ ngày và bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B.

Đau nửa đầu bên phải và nhức mắt nguyên nhân và cách khắc phục đã được điểm qua. Nếu có những triệu chứng này thì bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và được điều trị bệnh dứt điểm.


Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Nên uống thuốc gì an toàn và nhanh khỏi khi bị đau thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn xuất phát từ sự tổn thương các rễ cây thần kinh liên sườn. Bệnh gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt hằng ngày như khả năng vận động, tập trung làm việc của mỗi người. Tham khảo các bài thuốc điều trị đau dây thần kinh liên sườn tốt nhất hiện nay?

Thuốc điều trị đau dây thần kinh liên sườn nào tốt?

Để chữa trị đau dây thần kinh liên sườn có thể áp dụng các biện pháp như sử dụng thuốc đông y, tây y, châm cứu, bấm huyệt,… Trong đó, những bài thuốc điều trị đau dây thần kinh liên sườn cho hiệu quả tốt bao gồm:

1. Thuốc Đông Y:

– Cây hương nhu: đây là bài thuốc quen thuộc để chữa đau đầu, chảy máu cam và tiêu chảy. Cây có tính cay và cũng có tác dụng điều trị đau dây thần kinh liên sườn rất tốt.
– Cây hẹ: ngoài là thực phẩm thì cây hẹ còn có tác dụng chữa bệnh cực kì tốt. Thuốc điều trị đau dây thần kinh liên sườn này có tính ôn trung, bổ dương giúp tán huyết, giải độc và chữa đau dây thần kinh liên sườn.

2. Thuốc Tây Y:

Thuốc tây là các loại thuốc được kê đơn sau khi thăm khám bệnh tại các bệnh viện chuyên khoa. Lưu ý với các loại thuốc này là không tự ý sử dụng mà cần phải đúng theo liều lượng được bác sĩ kê trong đơn thuốc khám bệnh. Thuốc điều trị đau dây thần kinh liên sườn bao gồm:
– Các loại thuốc giảm đau:  các loại thuốc giảm đau sử dụng phổ biến là paracetamol, diclofenac… Nhưng với những loại thuốc giảm đau này cần lưu ý với paracetamol thì khong được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân có tiền sử bệnh gan, người nghiện rượu. Thuốc diclofenac thì chống chỉ định cho người có tiền sử viêm loét dạ dày, tá tràng.
thuoc-dieu-tri-dau-day-than-kinh-lien-suon
– Nhóm thuốc gabapetin: đây là nhóm thuốc được sử dụng để phòng ngừa và kiểm soát chứng bệnh về động kinh. Nhưng thuốc cũng được dùng để giảm đau khi bị đau dây thần kinh liên sườn zona ở người lớn. Lưu ý khi dùng nhóm thuốc này là thuốc có tác dụng phụ gây chóng mặt, choáng váng đầu óc nên chỉ uống với liều lượng hợp lý.
– Các loại thuốc vitamin nhóm B như B1, B6, B12 giúp quá trình chuyển hóa của tế bào diễn ra thuận lợi nhất là các tế bào thần kinh và bao myelin. Lưu ý khi sử dụng thuốc nhóm vitamin B là không nên lạm dụng mà phải theo chỉ định từ bác sĩ.
Thuốc myonal và mydocalm: trong đó mydocalm là loại thuốc có tác dụng giãn cơ, ức chế sự dẫn truyền trong các sợi thần kinh nguyên phát và các noron vận động. Thuốc myonal thì có tác dụng giãn cơ vân và giãn mạch giúp gia tăng tuần hoàn máu, cải thiện sự thiếu máu cục bộ đến các vị trí bị đau. Lưu ý khi sử dụng loại thuốc giãn cơ vân và giãn mạch này là chống chỉ định tiêm mydocalm cho trẻ em. Còn myonal chống chỉ định cho người có tiền sử dị ứng với Eperison.
>> Xem thêm: Đau dây thần kinh liên sườn bên trái phải làm sao?

Trên đây là các loại thuốc điều trị đau dây thần kinh liên sườn được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý mua thuốc về sử dụng mà không qua thăm khám, chỉ định từ bác sĩ có thể gây tác dụng ngược.


Đau nửa đầu phía trước có nguy hiểm không

Đau nửa đầu trước trán có thể là dấu hiệu báo trước một số bệnh lý. Vì vậy không nên chủ quan, coi thường bệnh. Khi có dấu hiệu đau nửa đầu trước cần phải làm gì?

Đau nửa đầu trước là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau nửa đầu trước cũng chủ yếu là do nguyên nhân cơ thể không cung cấp lượng máu đủ đến não như các căn bệnh đau đầu thông thường khác. Nhưng với vị trí đặc biệt là ở nửa đầu trước thì triệu chứng này còn có thể là do một số bệnh lý gây ra.
dau-nua-dau-truoc
– Bệnh đau nửa đầu Magraine: ngoài đau nửa đầu trước thì bệnh còn kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, đau giật phía trước, người mệt mỏi, thị lực bị hạn chế, sợ âm thanh, ánh sáng,…
– Bệnh viêm xoang: những người bị đau nửa đầu trước thường là triệu chứng của bệnh viêm xoang khi dịch mũi chảy nhiều, có mủ vàng nâu hoặc xanh, cảm thấy đau nức nửa đầu phía trước trán, lan ra đến thái dương.
– Chứng rối loạn tiền đình: rất nhiều trường hợp bị đau đầu là do rối loạn tiền đình gây ra chứ không chỉ riêng đau nửa đầu trước. Bệnh thường kèm theo các triệu chứng như thấy mọi vật bị quay xung quanh, chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống quá nhanh, buồn nôn,…

Làm sao để khắc phục tình trạng đau nửa đầu trước?

Như đã phân tích ở trên thì đau nửa đầu trước có thể là dấu hiệu, nguyên nhân từ nhiều bệnh lý khác nhau. Vì thế nếu muốn giảm triệu chứng thì cần phải điều trị bệnh lý gây ra trước.
– Đối với đau đầu Magraine thì cần ngăn ngừa các yếu tố ảnh hưởng như tránh sử dụng các chất kích thích có trong rượu bia, thuốc lá. Ăn ngủ điều độ, đúng giờ. Giải tỏa stress, căng thẳng sau mỗi ngày làm việc. Không chủ quan tự chữa bệnh mà nên có sự tư vấn theo dõi tiến triển bệnh từ bác sĩ và uống thuốc theo kê đơn.
– Đau nửa đầu trước do bệnh viêm xoang: có thể chữa bằng cách dân gian hoặc uống thuốc sau khi thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng. Một số bài thuốc dân gian trị viêm xoang như tỏi, mật ong, tinh dầu bạch đàn,…
– Chứng rối loạn tiền đình: có thể điều trị bằng thuốc hoặc điều trị bằng các phương pháp tự nhiên như xoa bóp, bấm huyệt, ngâm chân bằng nước nóng hằng ngày cho máu lưu thông tốt hơn.
Để biết chính xác nguyên nhân gây đau nửa đầu trước là do đâu, bạn cần đến bệnh viện để được chụp chiếu, thăm khám và chẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa. Sau khi đã được bác sĩ tư vấn hướng điều trị thì cần kết hợp xây dựng lối sống lành mạnh thì bệnh mới có thể điều trị dứt điểm. Hạn chế làm việc trong thời gian dài, không nghỉ ngơi sẽ gây ra những căng thẳng ảnh hưởng tới sức khỏe và làm các cơn đau nửa đầu tái phát. Lên chế độ dinh dưỡng hằng ngày, ăn uống đúng giờ cũng là cách làm thuyên giảm các cơn đau hiệu quả.

Bệnh đau nửa đầu trước không phải triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm, nhưng bạn cũng cần điều trị sớm để nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe được đảm bảo hơn, yên tâm làm việc.