Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018

Tai biến mạch máu não - Cách sơ cứu nhanh nhất

Tai biến mạch máu não có những triệu chứng như: đi không vững, buồn nôn, không kiềm chế được ý thức... Nếu như không được phát hiện kịp thời, người bệnh sẽ bị nguy hiểm. Vậy nếu gặp người bị tai biến, trong trường hợp này bạn nên xử lý và sơ cứu tai biến mạch máu như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cách xử trí tai biến mạch máu não tại nhà

Bệnh nhân bị tai biến mạch máu não thường có các triệu chứng như:
– Cơ thể bị mất thăng bằng, không đứng vững, ngã ra nền.
– Đột nhiên tầm nhìn bị hạn chế, mắt mờ và tối hẳn, nhìn mọi vật bị nhân ra, có cảm giác như có ruồi bay trước mặt.
– Đau đầu dữ dội có thể kèm buồn nôn, chóng mặt, không có ý thức, hay quên, mất định hướng về thời gian và không gian.
xu-tri-tai-bien-mach-mau-nao-tai-nha
Khi gặp những trường hợp này có thể xử trí tai biến mạch máu não tại nhà như sau:
– Khi người bệnh có dấu hiệu bị đột quỵ, cần đỡ người bệnh nằm xuống tránh bị ngã dẫn đến trấn thương trên cơ thể.
– Nên tìm chỗ thoáng mát, có không khí cho người bệnh nằm, đặt nghiêng đầu về một bên và móc đờm cho bệnh nhân dễ thở.
– Nới rộng quần áo, tháo thắt lưng nếu có để bệnh nhân dễ thở hơn. Xem sắc mặt, hỏi một số câu hỏi xem bệnh nhân có đủ tỉnh táo hay không. Liên tục nhắc bệnh nhân hít thở sâu.
– Nếu người bệnh lên cơn động kinh, co giật thì để cả cơ thể nằm nghiêng, cho vật cán để tránh bệnh nhân cắn lưỡi.
– Xử trí tai biến mạch máu não tại nhà bằng cách làm hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt khi bệnh nhân có dấu hiệu bất tỉnh, ngưng thở.
– Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi ngay cho xe cứu thương.
– Tránh di chuyển bệnh nhân nhiều có thể làm bệnh tình trở nặng hơn
– Không cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào, không xoa bóp, chỉ để bệnh nhân nằm một chỗ cho đến khi đưa đi cấp cứu.
Lưu ý: khi bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ cần xử trí tai biến mạch máu não tại nhà như trên và theo dõi biến động của bệnh nhân từng phút cho đến khi đưa đi cấp cứu. Cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm nhất và nhanh nhất có thể chứ không chờ xem cơn bệnh có hết hay không, vì chỉ chậm thời gian một chút cũng có thể khiến bệnh nhân bị tổn thương não và gây ra những khuyết tật vĩnh viễn.

Tai biến mạch máu não là bệnh lý không thể xem thường. Bệnh nhân khi lên cơn đột quỵ có thể bị liệt, hôn mê sâu, thậm chí là tử vong khi mức độ tổn thương não quá lớn. Vì vậy, nên biết cách xử trí tai biến mạch máu não tại nhà để đề phòng cho người thân và cho chính bản thân mình.

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

Thuốc Migraine có an toàn và hiệu quả không ?

Đau nửa đầu nên sử dụng loại thuốc nào ? Một sợi ý cho bạn là thuốc Migraine. Vậy Migraine có công dụng thế nào, cách dùng ra sao chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé 

1. Thuốc Migraine có những loại nào và tác dụng từng loại?

Đau nửa đầu Migraine thường là những cơn đau một bên, kéo dài từ 4h-72h kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, sợ ánh sáng, tiếng ồn.
Đối với những bệnh nhân đau nửa đầu mãn tính thì điều trị bằng thuốc gần như là bắt buộc. Việc điều trị bệnh sớm sẽ giúp bệnh không trở nặng và giảm cơn đau nhanh chóng. Các loại thuốc Migraine được sử dụng để chữa bệnh đau nửa đầu Migraine bao gồm:
– Paracetamol: đây là thuốc giảm đau có thể dùng không theo kê đơn, áp dụng cho những bệnh nhân bị đau đầu nhẹ và trung bình. Có thể sử dụng paracetamol hoặc aspirin, ibuprofen và các loại thuốc giảm đau khác để giảm đau và căng thẳng. Thuốc có thể dùng không theo kê đơn và giảm đau nhanh nhưng lại không có tác dụng điều trị bệnh dứt điểm.
thuoc-migraine
– Thuốc giảm đau kết hợp với các loại thuốc chống nôn: vì bệnh đau nửa đầu Migraine thường đi kèm với triệu chứng chóng mặt, buồn nôn nên cần kết hợp thuốc migraine với thuốc chống nôn để làm giảm triệu chứng gây khó chịu. Ngoài ra, khi bị đau nửa đầu thì dạ dày cũng hoạt động kém đi mà trong các thuốc chống buồn nôn như metoclopramide thường có tác dụng làm tăng cường tiêu hóa dạ dày rất tốt. Những loại thuốc này nên uống sớm khi bắt đầu có triệu chứng đau nửa đầu Migraine thì sẽ cho tác dụng tốt hơn.
– Thuốc chống trầm cảm ba vòng cũng là loại thuốc chống đau nửa đầu Migraine hiệu quả. Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc này cần theo kê đơn từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng vì thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ. Thuốc có tác dụng hiệu quả nhất khi điều trị đau nửa đầu song song với trầm cảm.

2. Ngoài thuốc Migraine cần làm gì để điều trị đau nửa đầu?

Ngoài các loại thuốc Migraine điều trị đau nửa đầu thì có thể kết hợp với các giải pháp sau để hiệu quả chữa bệnh cao hơn:
– Dùng thuốc đông y hoặc thảo dược chữa bệnh: những loại thuốc này có tác dụng cắt cơn đau hiệu quả lại an toàn, không lo tác dụng phụ. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này cũng lưu ý, tìm hiểu rõ nguồn gốc và công dụng của nó.
– Bên cạnh việc uống thuốc, bệnh nhân cũng cần luyện tập để nâng cao sức khỏe, chống lại các bệnh lý khác là căn nguyên gây đau đầu.
– Ăn uống khoa học, đúng giờ, không bỏ bữa
– Giữ cho tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh stress, áp lực về công việc hay trong cuộc sống
>> Có thể bạn quan tâm: Đau nửa đầu vai gáy là gì?

Những loại thuốc Migraine có tác dụng giảm đau đầu và hỗ trợ điều trị bệnh dứt điểm hiệu quả. Khi sử dụng thuốc cần lưu ý phải khám chữa và dùng thuốc theo kê đơn từ bác sĩ.

Đau nửa đầu bên trái phía sau có nguy hiểm không ?

Đau nửa đầu bên trái phía sau là căn bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống cũng như công việc của bạn. Vậy nguyên nhân dẫn đến chứng đau nửa đầu bên trái phía sau do đâu và cách khắc phục thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Đau nửa đầu trái phía sau là do đâu?

Đau nửa đầu trái phía sau có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
– Triệu chứng của bệnh đau nửa đầu Migraine: đây là căn bệnh phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Người bệnh thường bị đau đầu dữ dội kéo dài với tuần suất ngày càng nhiều, đau lan ra các vùng khác như cổ, trán, vai gáy.
dau-nua-dau-trai-phia-sau
– Do bị rối loạn tiền đình: biểu hiện là những con đau đầu sau gáy kèm theo triệu chứng buồn nôn, choáng váng đầu óc. Căng nguyên sâu xa là do thiếu máu lên não, streess, căng thẳng kéo dài, ăn uống không khoa học, huyết áp thấp,…
– Đau nửa đầu trái phía sau còn có thể do thiếu máu lên não, có khối u não chèn ép khiến máu không được lưu thông nhịp nhàng.
– Một nguyên nhân khá quan trọng nữa là do thoái hóa đốt sống cổ. Bệnh thường kèm theo các triệu chứng là đau mỏi vai gáy, những cơn đau nửa đầu trái phía sau liên tục xuất hiện và đau hơn khi vận động.
>> Xem thêm: Đau nửa đầu trái sau sinh phải làm sao?

2. Cách khăc phục tình trạng đau nửa đầu trái phía sau

Để khắc phục tình trạng đau nửa đầu trái phía sau, có thể áp dụng những giải pháp sau đây:
– Phương pháp tự nhiên: có ưu điểm là dễ làm, từ từ thuyên giảm các cơn đau nửa đầu.
+ Massage: những động tác massage vùng bị đau cùng với cổ và vai gáy có hiệu quả giảm đau mỏi rất tốt. Ngoài ra có thể kết hợp massage với châm cứu để trị liệu được hiệu quả hơn.
+ Sinh hoạt lành mạnh: xây dựng chế độ ăn uống khoa học, không bỏ bữa, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các chất bổ máu, giúp máu lưu thông tốt hơn. Khi làm việc nên giữ tư thế ngồi chuẩn, thời gian làm việc quá 4 tiếng nên để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn, vận động đi lại chứ không nên ngồi mãi một chỗ.
+ Tập thể dục, thể thao tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể dẻo dai, tránh được các bệnh lý liên quan đến thoái hóa đốt sống cổ.
Phương pháp trị liệu y học: có ưu điểm là chữa trị bệnh nhanh, hiệu quả, điều trị dứt điểm cơn đâu
+ Với phương pháp này, bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân gây đau nửa đầu trái phía sau. Mỗi nguyên nhân sẽ có những cách khắc phục y học khác nhau.
+ Bác sĩ sẽ có giải pháp trị liệu phù hợp thường là dùng thuốc để làm cơn đau thuyên giảm dần sau đó kết hợp điều trị dứt điểm bệnh
+ Có thể sử dụng các loại thuốc đông y kết hợp nhưng phải theo sự theo dõi và chỉ định từ bác sĩ.

Bệnh đau nửa đầu trái phía sau không quá nguy hiểm nhưng cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hằng ngày của bạn. Vì thế điều trị bệnh sớm là điều nên làm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.